TIẾNG VIỆT
lớp hướng dẫn massage cho bé "chạm yêu thương"

MỘT SỐ CHỨNG BỆNH MÙA HÈ TRẺ THƯỜNG GẶP PHẢI

Tác giả: Trần Huỳnh Tuyết Như

Ngày: 26-07-2019

Mùa hè ở miền Nam thường rơi vào giai đoạn từ tháng 4 cho đến tháng 7, là thời điểm khí hậu trở nên oi bức hơn, nhiệt độvà độ ẩm từ môi trường bên ngoài cũng thay đổi nhanh chóngdo những cơn mưa thất thường. Khí hậu mùa hè luôn là môitrường thuận lợi để nảy sinh và phát triển các loại vi khuẩn, kísinh trùng gây bệnh.Do đó, mùa hè với nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ là một nỗi ám ảnh vô cùng lớn. Trẻ nhỏ, đặc biệt làtrẻ ở giai đoạn sơ sinh, với hệ miễn dịch còn non yếu, dễ dànglà đối tượng nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau vào mùa hè. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng Touchie Feelie điểm qua một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm đầu hè này nhé…

1/ Bệnh rôm sảy

Nguyên nhân: Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi trên da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Khi tuyến mồ hôi không được bài tiết như bình thường, sẽ gây ra tình trạng rôm sẩy, nổi các mụn nhỏ màu hồng trên da. Với trẻ em do ống tiết mồ hôi chưa phát triển đến độ hoàn thiện lại cộng thêm thời tiết mùa hè nắng nóng, gây nên tình trạng ứ đọng, không thể bàitiết hoàn toàn ra da như lẽ thông thường.

Theo các khảo sát y khoa, đại đa số trẻ em bị rôm sẩy khi thời tiết chuyển sang hè, trời khá nóng, nhiệt độ tăng cao hoặc sống trong môi trường ngột ngạt, không thoáng mát. Đôi khi, bệnh gây ra do trẻ được cho mặc quần áo cộng không thấm hút mồhôi hoặc thường xuyên mặc tã gây nên hiện tượng bít tắc cáctuyến mồ hôi. Ngoài ra, trẻ quá hiếu động, thích vận động nhiều ngoài trời cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi, gây bệnh rôm sảy. 

Khi nhiễm bệnh, làn da có triệu chứng mẫn đỏ, mọc rất nhiều mụn nước nhỏ, khiến trẻ bứt rứt, khó chịu và quấy khóc rấtnhiều. Các mụn nhỏ đa phần xuất hiện ở những vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như trán, cổ, vai, ngực…Trẻ khi mắc phải triệu chứng này thường có xu hướng thích gãy rất nhiều, nhằm giảm thiểu cảm giác bứt rứt, khó chịu, lâu dần dẫn đến tình trạng trầy xước, nhiễm khuẩn, biến các mụn nhỏ thành mụn mủ hay nhọt trên da. 

Phòng ngừa: Khi chuyển giao sang hè, thời tiết có nhiều biến đổi, ba mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ trực tiếp hằng ngàycần lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa bệnh rôm sảy cho trẻ:

• Chọn trang phục mát mẻ, bằng loại vải mềm, nhẹ, thoángmát, có khả năng hút mồ hôi tốt.
• Đơn giản hoá trang phục cho bé. Tránh mặc quá nhiều, quáchật hoặc ủ ấm bé quá kỹ.
• Dọn dẹp, làm thông thoáng chỗ ngủ cho trẻ. Tránh để trẻngủ ở nơi quá kín gió hoặc nóng nực.
• Tắm cho trẻ bằng nước mát. Tuyệt đối không dùng các loạixà phòng làm khô da.
• Hạn chế cho bé tiếp xúc với nắng đến mức thấp nhất.
• Bên cạnh đó, cần giữ cho da của bé luôn được khô ráo vàsạch sẽ. Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng và thoa quánhiều kem, các loại phấn lên da trẻ.
• Tránh cho trẻ đến những nơi quá đông đúc hoặc ngột ngạt.
• Khi trẻ bị rôm sảy, cần tránh làm trầy xước các mụn vì cóthể gây nhiễm trùng da.

2/ Bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn Aedes Aegypti mang virus Dengue gây ra. Những con muỗi cái có sẵn mầm bệnh sau khi đốt người, sẽ khiến cơ thểngười bị đốt mang virus Dengue. Khoảng thời gian từ 4-6 ngàysau khi bị muỗi đốt, người bệnh mới bắt đầu phát bệnh với biểu hiện sốt cao liên tục, dưới da xuất hiện các đốm xuất huyết màuđỏ. Vì triệu chứng bệnh như thế, nên giới y học gọi bệnh này làsốt xuất huyết. Vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm hơn, đi kèmtheo những cơn mưa nặng hạt kéo dài dẫn đến tình trạng bùng phát đại dịch sốt xuất huyết. Ở trẻ em, căn bệnh này còn đáng sợhơn rất nhiều. Do trẻ thường chạy nhảy, mồ hôi ra khá nhiều, nên kích thích khả năng tấn công của muỗi. Ngoài ra, với bản tính ưa tò mò, thích chơi đùa ở các góc khuất, tối là nơi trú ngụthường xuyên của muỗi nên dễ bị muỗi đốt.

Nhìn chung, bệnh sốt xuất huyết thật sự nguy hiểm đối với trẻem, đặc biệt khi cha mẹ hoặc người thân trong gia đình không có kỹ năng nhận biết dấu hiệu để kịp thời điều chỉnh các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa. Nếu tình trạng bệnh của trẻ được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ sớm thuyên giảm. Tuy nhiên, chúng ta nên “cẩn tắc vô áy náy” với những căn bệnh nguy hiểm như thế này cho con mình. Các bậc cha mẹ không nên chủ quan, nhất là khi bệnh bước vào mùadịch hoặc xung quanh trẻ đã có quá nhiều người nhiễm bệnh.

Phòng ngừa:

Để phòng ngừa bệnh cho trẻ vào mùa hè, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

• Cho trẻ mặc quần áo dài tay.
• Khi ngủ, nên chú ý mắc màn cho trẻ tránh muỗi.
• Tiến hành dọn dẹp vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là những khu vực kín, khuất trong nhà như gầm bàn, góc tủ…
• Sắp xếp kế hoạch định kỳ phun thuốc diệt muỗi trong nhàhoặc khu vực cây xanh, chuồng, ao…
• Thu gom, tiêu huỷ các phế thải xung quanh nhà như chai lọ…nhất là sau khi mưa.

 

Please wait...