TIẾNG VIỆT
lớp hướng dẫn massage cho bé "chạm yêu thương"

MỘT SỐ CHỨNG BỆNH MÙA HÈ TRẺ THƯỜNG GẶP PHẢI (tiếp theo)

Tác giả: Trần Huỳnh Tuyết Như

Ngày: 26-07-2019

Vào mùa hè, khi thời tiết dần trở nên nắng nóng hơn, cơ thểcon người ta cũng trở nên uể oải khó chịu. Có thể bạn khôngbiết rằng khí hậu mùa hè là một trong những điều kiện thuậnlợi các loại vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh nảy sinh và pháttriển.Cũng vì lẽ đó, mùa hè thật sự là một nỗi lo lắng vô cùnglớn với nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Trẻ nhỏ, đặc biệt làtrẻ ở giai đoạn sơ sinh, với hệ miễn dịch còn non yếu, dễ dànglà đối tượng nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau vào mùa hè. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng Touchie Feelie điểmqua một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho trẻ trongthời điểm đầu hè này nhé…

1/ Bệnh về đường hô hấp (cảm lạnh, viêm mũi họng, viêmthanh quản)

Nguyên nhân: Thời tiết nắng nóng vào mùa hè khiến nguy cơnhiễm bệnh về đường hô hấp tăng lên rất cao. Nguyên nhân chủyếu là do các gia đình thường mở quạt lớn, hạ nhiệt độ hệ thốngđiều hoà xuống thấp, dẫn đến tình trạng khô vùng mũi họng, cácchất nhầy bảo vệ đường hô hấp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợicho vi trùng xâm nhập và gây bệnh, đặc biệt là những người cósức đề kháng yếu như trẻ em, người già hoặc những người bịbệnh mãn tính về hô hấp. 

Khi nhiễm bệnh, thông thường sẽ có nhiều triệu chứng như sốtcao trên 39 độ C, đi kèm với sốt là sổ mũi, hắt hơi liên tục. Giaiđoạn về sau, theo diễn tiến của bệnh, người bệnh sẽ bị chảy dịchmũi, tức ngực, nhức mỏi, khan tiếng. Thời gian chuyển biếnbệnh ở bệnh nhân khá ngắn, tốc độ biểu hiện nhanh. Theo diễnbiến thông thường, bệnh này sẽ tự khỏi trong vòng từ 6-7 ngàyhoặc lâu hơn tuỳ theo thể trạng của từng người. Tuy nhiên, vớinhững đối tượng mẫn cảm như người già hoặc trẻ nhỏ, người cóhệ miễn dịch kém, bệnh này sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phòng ngừa: Khi chuyển giao sang hè, thời tiết có nhiều biếnđổi, ba mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ trực tiếp hằng ngàycần lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa bệnh về đường hôhấp cho trẻ:

• Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, nằm điều hoà quá lạnhhoặc bật quạt quá lớn, thổi trực tiếp vào người trẻ.
• Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt, dùng nước đá hoặc kemlạnh vào mùa nóng
• Tắm sạch và lau khô, giữ ấm cơ thể trẻ sau khi đi mưa về.
• Đeo khẩu trang cho trẻ khi đến nơi đông người.
• Hạn chế tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của những người cóbiểu hiện ho, chảy mũi, sốt cao…

2/ Bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân: Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, lâytừ người sang người, chủ yếu do nhóm virus đường ruộtEnterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 vàEnterovirus typ 71. Trẻ em với sức đề kháng non yếu là đốitượng rất dễ lây nhiễm bệnh này, đặc biệt là vào giai đoạn nắngnóng kéo dài như mùa hè. Theo các khảo sát y khoa, có một sốnguyên nhân lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ em như sau: 

• Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
• Trẻ hít hoặc nuốt phải các dịch tiết, nước bọt của người khiăn uống chung hoặc trong quá trình tiếp xúc từ môi trường(do người bệnh ho hoặc hắt hơi khi nói chuyện).
• Tiếp xúc bằng cách cầm, nắm, chạm vào các vật dụng hay đồ chơi của trẻ đang mang bệnh.
• Lây lan qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tuỳvào từng giai đoạn, cụ thể như sốt, mệt mỏi, đau họng, đau rát ởrăng và miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lầntrong ngày. Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tuỳ vào từngcơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm một số biểuhiện khác như: bóng nước xuất hiện, loét miệng…Nếu điều trịsớm, bệnh tay chân miệng sẽ không dẫn đến những biến chứngnguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp do điều trị quá trễ, bệnh cũng sẽ tiến triển rất nặng và gây ra nhiều biến chứng nguyhiểm tiếp theo như bệnh viêm màng não, bại liệt, tê não…

Phòng ngừa:

Hiện nay, không có vaccine để phòng ngừa bệnh cho trẻ. Tuynhiên, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để bảo vệ con mình tốt hơn:

• Vệ sinh tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bịthức ăn, đồ uống cho trẻ nhỏ.
• Sử dụng xà phòng để vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, kết hợpvới việc khử trùng nhà vệ sinh bằng các chất tẩy rửa thôngthường.
• Khi trẻ bệnh, tránh cho trẻ tiếp xúc với nơi công cộng nhưđến trường hoặc công viên, siêu thị…
• Tránh ôm hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻnhiễm bệnh.
• Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho.
• Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ để có những chăm sóc y tếkịp thời.

Please wait...