TIẾNG VIỆT
lớp hướng dẫn massage cho bé "chạm yêu thương"

VÌ SAO CON TÔI KHÔNG THÍCH ĐẾN TRƯỜNG? - Richard David Precht

Tác giả: Trần Huỳnh Tuyết Như

Ngày: 12-05-2019

  “Vì sao con tôi không thích đến trường?" gây ấn tượng với người đọc như một quyểnsách hấp dẫn bàn về thực tại của nền giáo dục nước Đức hiện nay. Từ quyển sách này, cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát về hệ thống giáo dục của quốc gia này. Tác giả của quyển sách này là giáo sư, tiến sỹ Richard David Precht. Bên cạnh công việc nghiên cứu, ông còn là một nhà báo, nhà văn, nhà triết học ở Đức. Trong khuôn khổ quyển sách này, ông đã mổ xẻ một cách khá tổng quan bức tranh toàn cảnh của nền giáo dục Đức hiện tại. Và rồi từ đó, tiến sỹ Richard David Precht đề xuất một cuộc cách mạngtrong nền giáo dục Đức mà theo ông hiện nay đang quá lạc hậu.

  Câu chuyện của nước Đức xa xôi ấy tưởng như chỉ là câu chuyện của riêng quốc gia này qua góc nhìn của tác giả. Nhưng không, câu chuyện mà ông đang đề cập lại rất gần gũi với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Những tư tưởng được trình bày trong quyển sách này, theo tôi, khá mới mẻ (so với đám đông). Ở phạm vi cá nhân tôi nghĩ rằng chỉ có ai đã từng dành nhiều thời gian để suy ngẫm về mục đích giáo dục, về tiến trình vận hành hiện nay trong nhà trường với ý nghĩa thiết thực của nó, và thấy sự mâu thuẫn giữa những gì được dạy và những gì chúng ta cần khi bước vào cuộc sống mới thấy được nhiều đồng cảm qua nhiều tư tưởng của ông. Để giải quyết các vấn đề trên Richard Precht đã đưa ra một hình mẫu trường học mà theo ông là lý tưởng dựa trên 10 nguyên tắc : 

• Nhà trường không được phá hủy mà cần vun đắp động cơ nội tại của trẻ
• Để trẻ học theo nhịp độ riêng nó
• Không nên đơn giản xem kiến thức như một loại chất liệu rồi học trong một khuôn khổ chật hẹp
• Xây dựng quan hệ gắn bó giữa giáo viên - giáo viên, giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh
• Xây dựng văn hóa, đề cao quan hệ kết nối và trách nhiệm
• Gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa
• Hỗ trợ việc học bằng kiến trúc trường học
• Trau dồi khả năng tập trung tâm trí
• Cá nhân hóa việc thẩm định năng lực học sinh
• Tổ chức trường dạy nguyên ngày


  Trong khuôn khổ của quyển sách này, tư tưởng cốt lõi của ông là dạy làm sao để học sinh có sự hiếu kỳ, kích thích tư duy trong quá trình học, để từ đó tự học hỏi suốt đời. Vai trò giáo dục của nhà trường là trang bị cho học sinh khả năng trở thành một công dân sống ngoài xã hội. 

  Thật sự rất khó để cho hết ý kiến về quyển sách này vì tôi thấy nó rất tuyệt vời. Chỉ có thể khuyến khích các bậc phụ huynh đọc sách để cảm nhận đầy đủ về thông điệp và những giá trị hữu ích của nó.

 

Please wait...