TIẾNG VIỆT
lớp hướng dẫn massage cho bé "chạm yêu thương"

TÁO BÓN Ở TRẺ - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHỮA TRỊ

Tác giả: Trần Huỳnh Tuyết Như

Ngày: 12-05-2019

  Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi. Theo các chuyên gia tiêu hoá, táo bóne ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện nhanh nếu cha mẹ tìm hiểu được nguyên nhân và biết cách xử lý kịp thời. Ở Touchie Feelie, chúng tôi khuyên quý phụ huynh hãy kiên nhẫn và bình tĩnh khi con trẻ gặp phải tình huống này.

1. Nhận biết táo bón ở trẻ

  Theo các chuyên gia y tế, táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, đi ra phân cứng, phân dê, dẫn đến việc khó khăn, đau rát khi đi vệ sinh, liên tục kéo dài trên 2 tuần. Biểu hiện táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi là đại tiện dưới 3 lần 1 tuần, rặn nhiều, mặt đỏ lên, xì hơi có mùi khó ngửi, căng thẳng, chán ghét việc đi tiêu. Khi sờ thử trên bụng, sẽ thấy bụng hơi phình, tâm lí trẻ thay đổi, tỏ ra khó chịu, ậm ạch, hay quấy khóc. 

  Ở trường hợp trẻ trên 1 tuổi gặp triệu chứng táo bón, tần suất đi vệ sinh cũng ở mức dưới 3 lần/ tuần. Trẻ hay gặp tình trạng đi són phân, phân thường rất lỏng, hôi, thậm chí có trẻ đi tiêu mà không có cảm giác. Với trẻ ở độ tuổi này, việc đi tiêu khó khăn sẽ dẫn đến nhiều hệ quả: tự nín nhịn, không chịu đi tiêu, đau hậu môn, tâm lý căng thẳng, chán ghét việc phải đi đại tiện. Bên cạnh đó, táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ ăn ít hơn, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể giảm đi, trẻchậm tăng cân so với thời điểm ban đầu. 

  Táo bón kéo dài, phân không được đào thải ra ngoài còn dẫn đến việc một số chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại, gây hại cho trẻ hoặc dẫn đến phình đại tràng thứ phát, bệnh trĩ…

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

  Có hai nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ:

Trường hợp táo bón chức năng: 

- Thay đổi chế độ ăn
- Thay đổi môi trường sống: tuổi đi học
- Yếu tố stress
- Nín đi cầu do mê chơi, tâm lý sợ bẩn
- Huấn luyện đi cầu
- Bệnh lý
- Thuốc 

               Trường hợp táo bón thực thể: 

               Nguyên nhân thần kinh

- Bệnh Hirschsprung
- Bại não
- Thoát vị màng não tủy
- Chấn thương tủy
- Các dị tật bẩm sinh cột sống khác (hội chứng tủy sống bám thấp, thiểu sảnxương cùng, dị dạng cột sống chẻ đôi,…)
- U quái cùng cụt
- U sợi thần kinh
- Yếu cơ (hội chứng Down, hoặc bất thường cơ thành bụng, hội chứngPrune Belly, hở thành bụng bẩm sinh)
- Ngộ độc Botulium
- Giả tắc ruột (bệnh thần kinh nội tạng, bệnh cơ, các rối loạn ty thể)
- Loạn sản thần kinh ruột
- Loạn thần kinh tự động mắc phải hoặc có tính gia đình
- Loạn dưỡng cơ Duchenne

               Nguyên nhân nội tiết và chuyển hóa

- Bệnh xơ nang (tắc ruột phân su ở trẻ sơ sinh, hoặc hội chứng tắc ruột thấpở trẻ lớn)
- Hạ Kali máu
- Ngộ độc chì
- Ngộ độc Vitamin D
- Tăng hoặc giảm calci máu
- Nhược giáp
- Đái tháo đường
- U tủy thượng thận
- Đa u nội tiết type 2 B (MEN2B)
- Đa niệu (dẫn đến nước)
- Xơ cứng hệ thống thiếu niên hoặc bệnh mô liên kết hỗn hợp
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng đợt

               Bất thường giải phẫu

- Dị dạng hậu môn trực tràng (không hậu môn, hậu môn lệch trước)
- Tắc ruột (ở trẻ sơ sinh, có thể do teo, màng ngăn hoặc xoắn ruột)
- Hội chứng đại tràng trái nhỏ

              Nguyên nhân khác

- Bệnh Celiac
- Thuốc (opiate, anticholinergic, chống trầm cảm, hóa chất, antacid cóaluminum)
- Hội chứng khớp tăng động.

3. Giải pháp chữa trị

Sau giai đoạn xổ phân, sử dụng thuốc nhuận trường thẩm thấu, chúng ta tiến hànhthay đổi chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Ở trường hợp trẻ sơ sinh còn bú mẹ, khimẹ bị táo bón, trẻ cũng dễ dàng gặp phải tình trạng trên. Do đó, người mẹ có thểthay đổi chế độ ăn cho hợp lý hơn. Mẹ có thể ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi, uốngthêm nước, thực hiện một số vận động nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tạmdừng đồ cay nóng, hay những thực phẩm chứa nhiều canxi và sắt. Mẹ có thể tiếnhành các động tác massage, xoa bụng cho trẻ, hoặc thực hiện các bài tập thể dụcnhẹ nhàng.

    Với các trẻ ở độ tuổi lớn hơn, khi gặp phải tình trạng trên, các bậc cha mẹ có               thể cho trẻ uống thêm nước, nước lọc, nước trái cây như lê, mận, táo, chuối(chuối luộc)…hoặc các loại sinh tố hoa quả để cải thiện chứng táo bón. Bên cạnhviệc thay đổi thực đơn ăn uống, cha mẹ và người thân trong gia đình cũng cần lưuý vấn đề giáo dục trẻ ý thức thay đổi thói quen đi vệ sinh. Chúng ta có thể thựchiện ba bước cơ bản sau đây để giáo dục hành vi của trẻ:

• Bước 1: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đi ngoài mỗi ngày, vào khoảng thời gian nhất định (thường sau khi ăn), từ 5 – 50p, 2 – 3 l/ngày.
• Bước 2: hệ thống khen thưởng, thưởng cho trẻ khi tập đi ngoài, và tập rặn.
• Bước 3: theo dõi bằng nhật ký đi tiêu hằng ngày.

Khi tiến hành điều chỉnh hành vi ở trẻ, chúng ta nên khuyến khích trẻ đi ngoài mỗi ngày, vào khoảng thời gian nhất định. Các bậc cha mẹ cũng cần chú ý cho chân trẻ chạm lên một mặt phẳng khi ngồi đi tiêu, không hối thúc trẻ. 

 

 

Please wait...